Trong bài trước tôi đã giới thiệu với các bạn các ứng dụng quan trọng và phổ biến của vải không dệt. Hôm nay tôi giải thích thêm cấu trúc và quá trình sản xuất vải không dệt dể cho Quý đọc giả dể hiểu và biết thêm về vải không dệt như thế nào.
Cấu trúc vải không dệt là loại cấu trúc được tạo ra từ các sợi gắn kết với nhau, được xử lý bởi hóa chất, máy móc, nhiệt độ và chất dung môi. Vải không dệt là thuật ngữ được dùng trong ngành công nghiệp dệt để chỉ rỏ cấu trúc của vải không dệt. Chất liệu vải không dệt thông thường thiếu độ chắc chắn nếu mật độ và số lượng các sợi vải thấp. Những năm gần dây chất liệu vải không dệt dần thay thế chât liệu polyurethane bọt biển.
Hình 1: Như chúng ta thấy vải không dệt thông thường không có lổ, lớp nhựa được trán trên cấu trúc vải không dệt.
Ứng dụng: Vải không dệt có trúc hình lưới, gồm nhiều ô, gắn kết với nhau bởi các sợi vải và được phủ một lớp màn xuyên qua lớp sợi gắn kết được xử lý thông qua hệ thống máy móc, nhiệt độ cao hoặc hóa chất. Vải không dệt có dạng phẳng hoặc dạng ô hình tổ ong bằng cách trực tiếp phân chia các sợi vải sau đó trán nhựa. Do quá trình tạo ra vải không dệt không thông qua quá trình đan dệt truyền thống nên mới xuất hiện cụm từ “không dệt”.
Hình 2: Vải không dệt có cấu trúc liên kết nhựa theo hình vuông
Thông thường, một lượng vải tái chế và một phần nguyên liệu phụ thêm sẽ được dùng để sản xuất vải không dệt. Phần trăm của vải tái chế được dùng trong sản xuất vải không dệt rất khác nhau, nó phụ thuộc vào độ bền theo yêu cầu và mục đích sử dụng. Bênh cạnh đó một vài loại vải không dệt có thể được tái chế sau khi sử dụng, chỉ cần phương pháp và các máy móc thích hợp. Chính vì vậy, các nghiên cứu vải không dệt hướng đến vải sinh học dành cho các ứng dụng chắc chắn hơn, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp nơi mà các sản phẩm vải không dệt sinh học có tính ứng dụng cao hay chỉ dùng vải không dệt cho các các lĩnh vực quan trọng như bệnh viên, trường học, trung tâm điều dưỡng, và các lĩnh vực tiện nghi sang trọng khác.
Các loại vải không dệt được tạo ra tùy theo mục đích sử dụng mà có thời gian tồn tại khác nhau, vải dùng một lần hay sử dụng lâu dài. Vải không dệt dành cho các chức năng sử dụng riêng như có khả năng hút nước, chống thấm, có tính co giản, chắc chắn, mềm dẻo, bắt lửa, có khả năng giặt rửa, mềm mại, cách nhiệt, cách âm, lọc khuẩn, chống độc. Những thuộc tính này thường được kết hợp để tạo ra các loại vải phù hợp với từng công việc cụ thể, trong khi vẫn đem lại sự cân bằng giữa tính sử dụng và giá thành hợp lý.
Hình 3: sự đa dạng màu sắc của vải không dệt
Các loại vải không dệt có thể bắt trước kiểu dáng, lối dệt và độ bền của vải dệt. Ngoài ra vải không dệt còn có sự kết hợp với các chất liệu khác vì vậy số lượng các sản phẩm tạo ra rất phong phú với nhiều thuộc tính khác nhau, và được dùng riêng biệt hay các thành phần đồ trang trí, đồ nội thất, chăm sóc sức khỏe, kỹ thuật, công nghiệp, thực phẩm tiêu dùng.
Hình 4: Vải không dệt dành cho nhu cầu chống thấm
– Quá trình sản xuất vải không dệt:
Vải không dệt thông thường được sản xuất bằng cách trộn các sợi và kết hợp các sợi vải này lại với nhau bằng máy móc làm cho chúng gắn chặt vào nhau, ngoài ra có thể dùng phương pháp ép nhiệt (bằng cách rắt bột lên bề mặt sau đó ép nhiệt hoặc chúng ta có thể nấu chảy polymer dể trán lên bền mặt cấu trúc lưới của các sợi vải.) và việc nấu chảy sẽ gắn kết bề mặt lưới của các sợi vải bằng cách tăng nhiệt độ. Các sản phẩm vải không dệt sau khi tạo ra có bề mặt hình mang hình ô vuông hoặc tổ ông…tùy theo nhu cầu, độ chắc của vải không dệt nhờ sự liên kết không có cấu trúc hay nói cách khác đó là sự trộn lẫn giữa các sợi, thông qua quá trình cán ép vải, chứ không phải như các loại vải dệt với các sợi vải được đang vào nhau theo cấu trúc rất rõ ràng.
Tags: Tui vai khong det, túi vải không dệt
Nguồn: Sưu tầm
Comments are closed.