Hậu quả khôn lường từ tác hại của túi ni lông

Nguyên nhân sử dụng túi ni lông

Sở dĩ loại túi này trở nên thông dụng và trở thành thói quen sử dụng hằng của từ chúng ta là vì sự tiện dụng, gọn nhẹ và giá thành thấp. Cùng với đó là tính đa năng trong hầu hết tất cả mục đích sử dụng từ việc đóng gói, bao bì sản phẩm. Túi ni lông xuất hiện trên tất cả các cơ sở sản xuất, đựng thực phẩm, đựng linh kiện, thiết bị điện tử. Chúng đi từ nhà máy cho đến từng ngóc ngách trong xã hội, đến các bà nội trợ và cuối cùng túi ni lông đáp tới là các bãi rác hoặc đi ra sông suối, ra biển.

Theo một thống kê do Bộ Tài Nguyên – Môi Trường cho thấy, ở Việt Nam, thống kê bình quân cho thấy mỗi hộ gia đình sử dụng khoảng 1kg túi nilon trong một tháng, riêng Hà Nội và TPHCM trung bình mỗi ngày thải ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa và nilon. Mỗi ngày Hà Nội thải ra từ 4.000 đến 5.000 tấn rác, trong đó rác thải nilon chiếm đến 7-8%. Đặc biệt, số lượng túi nilon xả ra môi trường có dấu hiệu tăng lên theo từng năm.

Tác hại của túi ni lông

Theo các nghiên cứu khoa học, túi ni lông thuộc dạng chất thải nhựa khó phân hủy. Cần đến vài trăm năm thậm chí là một nghìn năm mới có thể phân hủy hoàn toàn một chiếc túi làm từ ni lông trong môi trường tự nhiên. Trong quá trình này, nếu túi ni lông không được xử lý đúng cách thì sẽ gây ra ô nhiễm môi trường đất, nguồn nước. Đây là nguồn sống thiết yếu của con người và động vật.

Đã rất nhiều lần và xuất hiện rất nhiều trên ti vi, báo chí về các tác hại của ni lông. Và không quá khó để chúng ta hiểu được hậu quả khủng khiếp như thế nào về việc thải túi ni lông ra môi trường. Có thể nhớ lại một vài hình ảnh như nhiều động vật đã ăn phải túi ni lông, chúng bị mắc răng, hoặc vướng ở cổ không thể tự gỡ ra và cũng không thể tiêu hóa được cuối cùng là thiệt mạng. Một số ít may mắn được gặp được sự trợ giúp từ các cán bộ môi trường hoặc người dân.

Một lượng lớn túi ni lông kẹt sâu trong cống rãnh có thể làm tắc nghẽn từ đó nước thải sinh hoạt, sản xuất bị ứ động lâu ngày và ngập úng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân sản sinh vi khuẩn gây bệnh.

Đó là đối với động vật, còn đối với loài người chúng ta sẽ có một viễn cảnh khủng khiếp hơn. Mặc dù chính phủ đã tuyên truyền và luôn nổ lực tìm giải pháp để xử lý nhưng vẫn khó mà giải quyết triệt để.

Điều gì xảy ra nếu đốt túi ni lông

Khi đốt các chất thải nhựa cũng như túi ni lông sẽ tạo ra khí thải dioxin, furan và nhiều chất độc khác. Trong đó Dioxin và furan khả năng gây ngộ độc cực cao, ảnh hưởng trực tiếp đến tuyến nội tiết từ đó dẫn đến ung thư, làm suy giảm khả năng miễn dịch. Khí độc từ việc đốt túi ni lông làm rối loạn tui hóa và các dị tật bẩm sinh cho trẻ nhỏ. Ngoài ra, trong túi ni lông có thể có lưu huỳnh, dầu hỏa nguyên chất mà khi chúng ta đốt cháy gặp hơi nước tạo thành axit sunfuric gây hại cho phổi, trường hợp này chúng ta thường gọi là mưa axit.

Làm gì để khắc phục hậu quả từ rác thải túi ni lông

Hiện nay chính phủ nước ta và thế giới đã kêu gọi, tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường, giảm thiểu sử dụng túi ni lông. Do vậy ý thức từ người dân là vô cùng to lớn để công cuộc đẩy lùi tác hại từ túi ni lông và bảo vệ môi trường được thành công. Dưới đây là vài việc làm nhỏ nhưng rất quan trọng mà Thành Tiến muốn chia sẻ đến các bạn. Chúng ta hãy cùng chung tay bảo vệ trái đất này, bảo vệ tương lai của con em chúng ta nhé.

-Hạn chế tối đa việc sử dụng túi ni lông, không dùng khi thật sự không cần thiết.Chủ động mang theo giỏ, túi đựng đồ khi đi chợ, đi mua sắm.
-Trong trường hợp bắt buộc dùng túi, ta có thể đựng chung nhiều thứ vào cùng một túi.
-Không vứt túi ni lông bừa bãi, thu gom và để đúng nơi quy định.
-Ưu tiên sử dụng các loại túi, bao bì thay thế các loại túi thân thiện môi trường như túi giấy, túi vải không dệt.